Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nổi tiếng ở TP.HCM với điểm chuẩn lớp 10 hàng năm cao nhất nhì thành phố.
Được thành lập vào năm 1913, ban đầu trường chỉ có những lớp đồng ấu (Enfantin) và những lớp cao đẳng (Supérieur) của bậc sơ học.
Năm 1922, trường đã khánh thành Ban nữ trung học đường với cái tên Collège de Jeunes Filles Indigènes (Trường con gái bản xứ). Màu tím được chọn là màu áo đồng phục cho nữ sinh thời bấy giờ, tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam vì thế trường còn được gọi là Trường Áo Tím.
Năm 1940, trường được đổi tên là Lycée Gia Long, màu áo tím của nữ sinh được chuyển sang màu áo trắng tinh khôi cùng với huy hiệu bông mai vàng rực rỡ. Sau năm 1950, trường đổi thành Trường Nữ Trung học Gia Long.
Năm 1975, trường được đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Niên khóa 1978-1979, trường giải thể cấp 2, thu nhận thêm nam sinh, đổi tên thành Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Năm 2012, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai được UBND TP.HCM công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp thành phố.
VietNamNet sẽ tiếp tục giới thiệu với bạn đọc đề thi cuối kỳ các môn Toán, Văn, Anh từ lớp 6 đến lớp 12 của các trường trên khắp cả nước.
2. Sau chiến thắng 4-2 trước Olympic Mông Cổ, HLV Hoàng Anh Tuấn không giấu nổi sự tức giận đối với các học trò vì để đối thủ ghi 2 bàn vào lưới Quan Văn Chuẩn một cách khá dễ dàng.
Cơn thịnh nộ của ông Tuấn không phải chuyện sai lầm về chuyên môn dẫn tới bàn thua mà ở chỗ các học trò của mình chơi chủ quan, coi thường đối thủ… khiến bị thủng lưới tới 2 lần trong hiệp 2.
Và sự chủ quan, khinh định cũng xuất hiện ở các chân sút khiến cho hàng tá cơ hội ngon ăn bị bỏ lỡ, vì vậy Olympic Việt Nam chỉ có thể chọc thủng lưới đội yếu nhất bảng 4 lần.
Từ đây, so về hiệu số bàn thắng bại Olympic Việt Nam tiếp tục thua và sớm rời khỏi Asiad 19, dù ngay trước thềm giải đấu cơ hội đi tiếp là rất sáng sủa.
3. Kết thúc Asiad 19, nhiều người trách móc HLV Hoàng Anh Tuấn không dùng những cầu thủ trên tuổi gồm thủ môn Sỹ Huy và tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng khiến Olympic Việt Nam thất bại.
Tuy nhiên, mấu chốt của những thất bại trước Olympic Iran, Olympic Saudi Arabia không phải bỏ qua 2 cầu thủ trên tuổi. Nhìn những gì diễn ra, dù Olympic Việt Nam mang đủ số cầu thủ trên tuổi ra sân có lẽ kết quả chưa chắc đã khác.
Thế nên, vấn đề nằm ở chính Olympic Việt Nam, cụ thể là nhiều cầu thủ không giữ được phong độ cao nhất sau vòng loại U23 châu Á cũng như chiến tích vô địch U23 Đông Nam Á.
Từ Thái Sơn, Xuân Tiến, Quốc Việt đến cả Khuất Văn Khang… dường như không còn là chính mình. Các trụ cột Olympic Việt Nam tự mãn sau vinh quang hay mỏi mệt với hàng loạt giải đấu liên tục thì chưa biết, nhưng chắc một điều tất cả chơi chưa đúng với những gì được kỳ vọng trước khi Asiad 19 diễn ra.
Và nếu tiếp tục không phải là chính mình, giấc mơ World Cup 2026 với những cầu thủ mới có thể khó thành hiện thực.
" alt=""/>Olympic Việt Nam: Từ cơn giận của HLV Hoàng Anh Tuấn đến World Cup